Nhóm người hóa trang Halloween rùng rợn, gợi cảm giác chết chóc: Quá phản cảm
Ngày 30.12, Q.10 (TP.HCM) tổ chức lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025.Theo phương án sắp xếp, Q.10 nhập toàn bộ diện tích, dân số của P.7 vào P.6. Sau khi nhập, P.6 có diện tích là 0,33 km2 và dân số là 30.756 người. Nhập toàn bộ diện tích, dân số của P.5 vào P.8. Sau khi nhập, P.8 có diện tích là 0,31 km2 và dân số là 30.756 người. Nhập toàn bộ diện tích, dân số của P.11 vào P.10. Sau khi nhập, P.10 có diện tích là 0,4 km2 và dân số là 36.599 người. Sau khi sắp xếp, Q.10 có 11 phường. Bà N.N.L (người dân khu phố 1, P.6) cho hay, việc sáp nhập phường giúp tiện lợi cho người dân, cơ cấu lại đội ngũ làm việc, tinh gọn bộ máy, người dân đỡ phiền hà."Việc sáp nhập phường cũng có cái bất tiện là thay đổi giấy tờ cho bà con. Chính quyền phải hỗ trợ cho bà con việc này. Diện tích địa bàn phường lớn hơn thì những người công tác khu phố sẽ cực thêm, thời gian đầu có hơi cập rập nhưng dần dần cũng ổn", bà L. nói.Còn ông Trần Thanh Son (người dân P.5 cũ, nay là P.8) cho rằng, sáp nhập phường là chủ trương lớn của Nhà nước, người dân được tuyên truyền cũng hiểu và đồng tình cao. Việc sáp nhập phường này phù hợp với điều kiện địa lý, tình hình dân cư. "Nói chung, tôi thấy sáp nhập phường cũng có khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu do còn mới. Nhưng tôi thấy chính quyền phường cũng hỗ trợ người dân sao cho thuận tiện nhất, giấy tờ hành chính nếu cần đổi cũng sẽ được phường, quận hỗ trợ cấp mới", ông Son chia sẻ.Bí thư Quận ủy Q.10 Lê Văn Minh cho biết, đây là lần thứ 4, Q.10 thực hiện sáp nhập phường, truyền thống sau khi sắp xếp là ổn định nhanh bộ máy, sắp xếp trụ sở, cơ sở vật chất phục vụ người dân, tập trung các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội… Lãnh đạo Q.10 yêu cầu cần đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để cán bộ, đảng viên và người dân, đặc biệt ở các phường sắp xếp, sáp nhập, hiểu rõ và đồng thuận khi thực hiện Nghị quyết 1278. Đồng thời, phải theo dõi, phản ánh kịp thời tâm tư của cán bộ, công chức và người lao động, nhất là về việc bố trí công việc, tinh giản biên chế và giải quyết chế độ chính sách cho những người bị ảnh hưởng."Một số cán bộ đã tình nguyện lùi lại một bước, chấp nhận vị trí, chức danh thấp hơn để thể hiện trách nhiệm cùng hệ thống chính trị trong việc sắp xếp phường lần này", ông Minh nói.Nắng nóng đỉnh điểm, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu trường học điều chỉnh thời khóa biểu
Trong lúc PV Thanh Niên đang thực hiện loạt bài này thì bản thân đối mặt với những cuộc điện thoại mạo danh công an để hù dọa liên quan đến việc mua bán hàng cấm và yêu cầu cung cấp tài khoản.
Sao bóng chuyền Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy xuất ngoại thi đấu ở Thổ Nhĩ Kỳ
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Vào buổi sáng, mọi người cần tránh những thói quen sau:Với nhiều người, thức dậy khi có tiếng chuông báo thức vào buổi sáng là điều không hề dễ dàng. Một số có thói quen đặt lại báo thức để được ngủ thêm vài phút. Tuy nhiên, hành động này là không nên, theo theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Mỗi lần ngủ lại thì chúng ta sẽ bắt đầu một chu kỳ ngủ mới. Tuy nhiên, việc thức dậy đột ngột sau đó chỉ vài phút sẽ làm gián đoạn chu kỳ ngủ. Tình trạng này khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thậm chí nhức đầu. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên đặt báo thức một lần và không nên ngủ lại.Một số người có thói quen vừa thức dậy đã mở điện thoại và lướt mạng xã hội hay kiểm tra email. Hành động này là không nên khi vừa thức dậy, não bộ chưa kịp khởi động và tỉnh táo. Hệ quả là khiến chúng ta dễ bị căng thẳng trước cả khi bộ não tỉnh táo hẳn. Thay vào đó, mọi người hãy hít một hơi thở thật sâu, duỗi người, uống một ít nước hoặc phơi nắng sớm vài phút rồi hãy dùng điện thoại.Uống cà phê trước khi ăn sáng, lúc bụng đang đói sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Vì cà phê tác động xấu đến dạ dày, làm tăng mức hoóc môn căng thẳng cortisol, dễ dẫn đến cảm giác bồn chồn, lo lắng. Cách tốt là uống một ly nước sau khi thức dậy, ăn sáng rồi hãy uống cà phê.Một thói quen xấu mà không ít người mắc là không ăn sáng. Nhiều trường hợp không ăn sáng do sợ trễ giờ làm, giờ học. Đôi khi, không ăn sáng có thể làm giảm đường huyết, khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.Một số người không thấy đói và cảm thấy ổn khi không ăn sáng. Tuy nhiên, một tác động họ ít ngờ tới là bỏ bữa sáng sẽ khiến mức đường huyết trong máu giảm và kích thích cảm giác thèm ăn ngọt, tinh bột, chất béo trong phần còn lại trong ngày, theo Medical News Today.
Độc đáo những chiếc váy cô dâu Dao đỏ giá bạc triệu
Vòng chung kết toàn quốc: